Bạn đã nắm rõ về Marketing chưa ?

Để không làm mất thời gian của bạn.

Xin vui lòng cho chúng tôi biết rằng bạn đã biết về Marketing chưa ?

Bằng cách tham khảo dưới đây. 

Hoặc

Nếu bạn cần tư vấn toàn bộ. Chúng tôi luôn sẵn sàng.

Liên hệ chúng tôi

Tìm hiểu về Marketing

Muốn hoạt động hiệu quả trong kinh doanh, các doanh nghiệp và doanh nhân cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng. Về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đưa ra sản phẩm phù hợp với thị trường đó. Và phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng.

Chính vì thế, marketing là một “vũ khí” vô cùng đắc lực để các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của marketing. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về Marketing nhé.

Cơ bản về Marketing

Marketing hoặc tiếp thị là việc nhận dạng ra được những gì mà con người và xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành không sinh lợi.

Theo American Marketing Association: “Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”.

Theo đó, Marketing có thể hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là các hoạt động từ hình thành ý tưởng sản xuất hàng hóa/dịch vụ đến triển khai sản xuất và tiêu thụ để hàng hóa đó bán tốt trên thị trường.

Cùng với việc quảng cáo, xúc tiến, định giá và phân phối là những chức năng cơ bản để tiêu thụ hàng hóa đó.

Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng. Có thể nói marketing là hoạt động không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn thành công trong cơ chế thị trường.

Theo một số tài liệu thì thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc “market” có nghĩa là “cái chợ” hay “thị trường” và hậu tố “ing” diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường.

Market với nghĩa hẹp là “cái chợ” là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, là địa điểm để trao đổi hàng hóa, thường được hiểu là hàng tiêu dùng thông thường.

Marketing với nghĩa rộng là “thị trường” là nơi thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, không tách rời của quá trình tái sản xuất (bao gồm sản xuất, lưu thông và tiêu dùng), là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nói chung.

Hậu tố “ing” vốn dùng để chỉ các sự vật đang hoạt động tiếp diễn, diễn đạt 2 ý nghĩa chính:

  • Nội dung cụ thể đang vận động của thị trường
  • Quá trình vận động trên thị trường đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục.

Quá trình này diễn ra liên tục, nó có bắt đầu nhưng không có kết thúc. Có bắt đầu vì marketing là đi từ nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp chỉ hành động khi biết rõ nhu cầu thị trường. Không có kết thúc, vì marketing không dừng lại ngay cả sau khi bán hàng và cung cấp các dịch vụ hậu mãi, marketing còn tiếp tục gợi mở, phái hiện và thỏa mãn nhu cầu ngày một tốt hơn.

Tại Việt Nam, một số tài liệu thường hay dịch từ marketing sang tiếng việt là “tiếp thị”. Tuy nhiên, từ “tiếp thị” không thể bao hàm hết được ý nghĩa của marketing, nó chỉ là phạm vi hẹp của marketing.

  • Trải nghiệm: Một công ty có thể tạo dựng và tiếp thị những kinh nghiệm vốn có của họ. Thế giới Vương quốc màu nhiệm Walt Disney giới thiệu đến trải nghiệm marketing: khách hàng được đến thăm một vương quốc thần tiên, một con tàu cướp biển, hay một ngôi nhà ma.
  • Người: Công nghệ lăng xê người là một ngành kinh doanh chính.
  • Nơi chốn: Thành phố, tiểu bang, vùng hay một quốc gia cạnh tranh sôi nổi để khuyến dụ du khách, đầu tư, nhà máy chính, và những dân cư mới.
  • Tổ chức: Các tổ chức làm những việc có tính chất củng cố để xây dựng một hình ảnh vững mạnh, ưu thế, và độc đáo đối với đối tượng chiến lược. Công ty chi trả tiền bạc cho các quảng cáo xây dựng hình ảnh công ty. Philips, một hãng điện tử của Hà Lan, đưa lên quảng cáo với dòng chữ chính “Let’s make things better” (hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn). Ở Anh, chương trình “Every little bit helps” của Tesco đã đưa nó lên hàng đầu của chuỗi siêu thị nơi ấy. Trường đại học, bảo tàng, các tổ chức triển lãm nghệ thuật và các tổ chức không quyền lợi đều dùng marketing để đưa hình ảnh lên cao và cạnh tranh cho khán giả và quỹ.
  • Thông tin: Thông tin có thể được sản xuất và tiếp thị như một món hàng: từ điển, báo chí…
  • Ý tưởng: Mỗi thị trường đều có những ý tưởng được đưa ra. Charles Revson của hãng Revlon cho rằng: “Trong nhà máy, chúng tôi làm ra mỹ phẩm; trong cửa hiệu, chúng tôi bán sự hy vọng”. Sản phẩm và dịch vụ là nền tảng để truyền tải những ý tưởng và quyền lợi. Các nhà tiếp thị xã hội bận rộn cho việc quảng bá những ý tưởng như: “Bạn đừng để bạn lái xe say xỉn” (Friends don’t let friends drive drunk) hay như “Một trí óc là một sản phẩm tồi tệ khi bị bỏ phí”.

Các phương pháp marketing được hấp thụ bởi nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Đặc biệt là từ môn tâm lý học, xã hội học, kinh tế học. Nhân loại học cũng có liên quan nhỏ và là một môn đang phát triển có ảnh hưởng đến marketing. Nghiên cứu thị trường tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động này. Thông qua ngành quảng cáo (là một phân ban trong MKT), nó cũng có liên quan rất nhiều đến tố chất sáng tạo nghệ thuật.

Một kế hoạch marketing để đạt được thành công đòi hỏi sự kết hợp chiến lược và hiệu quả của 4 chữ P (Product, Place, Price, Promotion) – Sản phẩm, Phân phối, Định giá và Khuyến mãi. Quản lý marketing là một ngành ứng dụng của tiến trình này.

Do đó marketing hiện đại là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động kinh tế, nhưng nói một cách cơ bản marketing gồm có bốn việc: bán đúng sản phẩm đến đúng thị trường đang cần nó, định giá đúng theo nhu cầu, thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất.

Marketing được hiểu như là các khuyến mãi trong sản phẩm, đặc biệt hơn là quảng cáo và gây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, marketing có nghĩa rộng hơn đó là lấy khách hàng làm trọng tâm. Các sản phẩm hàng hóa sẽ được phát triển để đáp ứng với mong mỏi của các nhóm khách hàng khác nhau, và ngay cả trong một vài trường hợp, chỉ một nhóm khách hàng chuyên biệt. E. Jerome McCarthy phân loại marketing vào 4 nhóm hoạt động cơ bản đã trở nên vô cùng phổ biến, bao gồm:

  • Product (Sản phẩm hàng hóa): Sản phẩm gồm những thứ hữu hình có thể sờ mó được (tangible) như là đèn, quạt, cửa… hoặc vô hình không sờ được (intangible) như là dịch vụ. Diện mạo của sản phẩm marketing bao gồm các chi tiết đặc điểm của một loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ chuyên biệt và làm cách nào nó có liên quan đến nhu cầu và sự cần thiết đến người dùng cuối cùng. Phạm vi của một sản phẩm thường bao gồm cung cấp các thành phần cộng thêm như bảo hành, và các dịch vụ khác.
  • Pricing (Định giá): là tiến trình để đi đến việc định giá cho một sản phẩm, gồm cả việc bán giảm giá, hạ giá. Không nhất thiết phải là tiền mặt không thôi, nó có thể là bất kỳ thứ gì có thể đem ra trao đổi cho một sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ: thời gian hay sự quan tâm.
  • Placement hay distribution (Vị trí – Phân phối): là việc làm sao cho sản phẩm đến được với khách hàng. Ví dụ như vị trí điểm bán có thuận lợi cho khách mua hàng hay không, vị trí sản phẩm có thuận tiện lọt vào tầm mắt của khách hay không… Đôi khi nó còn có nghĩa là kênh phân phối mà sản phẩm hay hàng hóa được bán ra. Ví dụ bán trên mạng hay bán ở các cửa hàng sỉ, cửa hàng lẻ… bán ở tỉnh hay thành phố bán cho nhóm đối tượng nào (thanh niên, gia đình, hay thương nhân).
  • Promotion (Chiêu thị): Bao gồm cả quảng cáo, bán giá khuyến khích, làm cho mọi người chú ý đến, bán riêng cho khách và liên hệ đến nhiều phương pháp trong việc đánh bóng sản phẩm, thương hiệu hoặc công ty.
    Một nhà tiếp thị có thể dùng những tính chất ấy để gây dựng nên một kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Mẫu 4Ps này có ứng dụng hiệu quả nhất khi marketing cho các giá trị tiêu thụ hàng hóa thấp. Đối với sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, sản phẩm tiêu dùng giá trị cao cần có thêm các điều chỉnh cho mô hình này. Bởi vì mỗi môi trường marketing khác nhau, có các tố chất tự nhiên về giao dịch và sản phẩm khác nhau. Marketing dịch vụ thì cần phải có tạo ra một dịch vụ chuyên biệt. Marketing cho công nghiệp, hay B2B, thì cần phải có bản hợp đồng dài hạn mà cần rất nhiều yếu tố kỹ thuật và chuyên biệt cho nhóm sản phẩm này. Marketing mối quan hệ (relationship marketing) thì phải nhìn về hướng thiết lập mối liên kết lâu dài hơn là các bản hợp đồng cá nhân.

Chỉ trích về mô hình 4P
Trong cuốn sách Riding the Waves of Change (Joessey-Bass, 1988), Morgan đã chỉ ra những điểm hạn chế của phương pháp 4P là phương pháp này vô hình dung nhấn mạnh vào cách nhìn từ bên trong (từ trong công ty ra ngoài), trong khi bản chất của tiếp thị nên là từ cách nhìn từ bên ngoài vào.

Một số tác gia chỉ ra những hướng phát triển thêm của mô hình 4P ví dụ như:

Tiếp thị trong cách ngành công nghiệp hoặc mô hình B2B (Doanh nghiệp với Doanh nghiệp) thì cần xem xét những mối quan hệ và thoả ước manh tính chất lâu dài trong các giao dịch của nguồn cung ứng (supply chain transaction). Tiếp thị mối quan hệ (Relationship marketing) quan tâm đến các mối quan hệ lâu dài nhiều hơn là những giao dịch đơn lẻ.

Tiếp thị trong dịch vụ cần xem xét đến bản chất của dịch vụ đó. Một số các tác gia đề cấp đến 7 Ps (Seven Ps) cho tiếp thị trong dịch vụ[3]. 7 Ps liệt kê các yếu tố sau ngoài 4 yếu tố chính tron 4P, các yếu tố bao gồm quy trình (process), bằng chứng hữu hình (physical evidence), và con người (people)

Một vài tác giả thâm chí đề cập đến yếu tố P khác là bao bì (Packaging) cho dù yếu tố này được cho là thuộc yếu tố sản phẩm (Product). Tuy nhiên, ở các thị trường như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn quốc hay các ngành công nghiệp về thời trang, mỹ phẩm, nước hoa thì bao bì giữ một vai trò cực kỳ quan trọng—thậm chí nhiều khi còn quan trọng hơn cả chính sản phẩm bên trong bao bì.

Các vị trí công việc trong Marketing

Sau khi đã đọc xong các cơ bản về Marketing. Nay chúng ta sẽ tiếp tục với vị trí nhân lực để có phòng Marketing hoàn chỉnh. Dĩ nhiên doanh nghiệp với các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Sẽ cần những đội ngũ khác nhau.

Marketing luôn là một ngành hot, mang tính chất năng động sáng tạo và phải cập nhật theo xu hướng nên đã thu hút nguồn nhân lực lớn nhất hiện nay. Chính vì vậy mà mức lương của các vị trí trong ngành cũng rất được quan tâm. Tùy vào kinh nghiệm và vị trí, mức lương ngành Marketing giao động khá lớn, từ mức thấp nhất là 8 triệu đồng/tháng đến mức cao nhất lên tới hơn 100 triệu đồng/tháng.

Chuyên ngành Marketing

Học vấn: MBA
Kinh nghiệm: 7-8 năm
Mức lương: 35,000,000 – 45,000,000 VNĐ/tháng

Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 5-6 năm
Mức lương: 70,000,000 – 100,000,000 VNĐ/tháng

Giám đốc Marketing

Học vấn: MBA
Kinh nghiệm: 9-10 năm
Mức lương: 90,000,000 – 120,000,000 VNĐ/tháng

Trưởng phòng marketing kĩ thuật số
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-5 năm
Mức lương: 36,000,000 – 45,000,000 VNĐ/tháng

Trưởng phòng nghiên cứu thị trường
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-5 năm
Mức lương: 32,000,000 – 45,000,000 VNĐ/tháng

Nhân viên Marketing
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-4 năm
Mức lương: 14,000,000 – 18,000,000 VNĐ/tháng

Chuyên ngành Advertising

Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 6-7 năm
Mức lương: 46,000,000 – 50,000,000 VNĐ/tháng

Giám đốc Sáng tạo
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 60,000,000 – 80,000,000 VNĐ/tháng

Học vấn: Ngành Quản trị kinh doanh/Kinh tế/Ngôn ngữ
Kinh nghiệm: 3-4 năm
Mức lương: 40,000,000 – 50,000,000 VNĐ/tháng

Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-3 năm
Mức lương: 24,000,000 – 34,000,000 VNĐ/tháng

Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 30,000,000 – 40,000,000 VNĐ/tháng

Chuyên ngành quan hệ công chúng

Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-3 năm
Mức lương: 8,000,000 – 15,000,000 VNĐ/tháng

Trợ lý Marketing
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 0-1 năm
Mức lương: 7,000,000 – 10,000,000 VNĐ/tháng

Quản lý Truyền thông Doanh nghiệp
Học vấn: Cử nhân trở lên, MBA là điểm cộng
Kinh nghiệm: 7-8 năm
Mức lương: 40,000,000 – 50,000,000 VNĐ/tháng

Trưởng phòng quan hệ công chúng/truyền thông
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 40,000,000 – 50,000,000 VNĐ/tháng

FMCG – Food & Beverage / Tobacco

Trưởng phòng kinh doanh / Giám đốc kinh doanh
Học vấn: Cử nhân trở lên, MBA là điểm cộng
Kinh nghiệm: 9-10 năm
Mức lương: 80,000,000 – 120,000,000 VNĐ/tháng

Quản lý bán hàng khu vực
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 5-6 năm
Mức lương: 45,000,000 – 60,000,000 VNĐ/tháng

Quản lý bán hàng khu vực
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-4 năm
Mức lương: 25,000,000 – 35,000,000 VNĐ/tháng

Giám sát Bán hàng / Điều hành
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-3 năm
Mức lương: 8,000,000 – 15,000,000 VNĐ/tháng

Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-5 năm
Mức lương: 25,000,000 – 35,000,000 VNĐ/tháng

Trưởng phòng tiếp thị thương mại
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 5-7 năm
Mức lương: 35,000,000 – 60,000,000 VNĐ/tháng

Giám đốc kênh
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 35,000,000 – 40,000,000 VNĐ/tháng

Quản lý thương mại
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 45,000,000 – 60,000,000 VNĐ/tháng

Quản lý tài chính
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-5 năm
Mức lương: 30,000,000 – 40,000,000 VNĐ/tháng

Trợ lý bán hàng
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 0-1 năm
Mức lương: 8,000,000 – 15,000,000 VNĐ/tháng

Điều phối viên bán hàng
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 0-1 năm
Mức lương: 8,000,000 – 15,000,000 VNĐ/tháng

Quản trị marketing thương mại cấp cao
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 1-3 năm
Mức lương: 15,000,000 – 30,000,000 VNĐ/tháng

Nhóm quản lý thương hiệu
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 7-8 năm
Mức lương: 50,000,000 – 65,000,000 VNĐ/tháng

Quản lý thương hiệu cấp cao
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 5-6 năm
Mức lương: 40,000,000 – 60,000,000 VNĐ/tháng

Quản lý thương hiệu
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-4 năm
Mức lương: 30,000,000 – 40,000,000 VNĐ/tháng

Trợ lý / Giám đốc thương hiệu
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-3 năm
Mức lương: 15,000,000 – 30,000,000 VNĐ/tháng

Quản trị thương hiệu
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 1-2 năm
Mức lương: 10,000,000 – 20,000,000 VNĐ/tháng

Phòng Marketing cơ bản mà doanh nghiệp Vừa và nhỏ cần gì ?

Các vị trí công việc Marketing thì rất nhiều như đã nêu ở trên. Nhưng để thành lập phòng Marketing vừa và nhỏ thì cần tối thiểu những vị trí ở dưới. Manage sẽ tóm tắt lại để bạn hình dung ra nhân viên mà phòng Marketing cần có, công việc họ sẽ làm nhé.

Phòng Marketing vừa và nhỏ

  • Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động marketing của nhóm
  • Xây dựng kế hoạch Marketing online và offline; đường hướng tổng thể và phân bổ công việc triển khai cho cấp dưới
  • Quản lý, xây dựng kế hoạch phát triển nội dung Fanpage, website, SEO, Marketing Online…;
  • Tổ chức và quản lý các hoạt động quảng bá hình ảnh; nhận diện thương hiệu; các chiến dịch Marketing…;
  • Xác định và quản lý ngân sách Marketing nhóm được bàn giao.
  • Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo
  • Thiết kế các ấn phẩm in ấn phục vụ công việc bán hàng như tờ rơi, tờ gấp, brochure, thư mời…..
  • Thiết kế các banner online
  • HTML5, Gif, Flash và các banner tĩnh JPG cho các hoạt động quảng cáo.
  • Thiết kế bộ nhận diện và các ấn phẩm văn phòng.
  • Thiết kế và quản lý chất lượng ấn phẩm in ấn.
  • Hỗ trợ sáng tác các Viral Videos cùng team Content.
  • Viết nội dung, tin tức, bài PR, bài viết chuẩn SEO cho website, fanpage Facebook, Zalo,…
  • Lên ý tưởng Content nổi bật, thu hút, cho dịch vụ sản phẩm của Công ty;
  • Hỗ trợ triển khai các công việc marketing theo sự phân công của Công ty;
  • Lên nội dung kịch bản quay video các hoạt động, chương trình của Công ty;
  • Thực hiện các báo cáo đánh giá kết quả công việc, và các báo cáo theo yêu cầu cấp trên.
  • Tiệp nhận thông tin qua điện thoại, chat web, facebook (Quản trị fanpage)
  • Soạn thảo báo giá, hợp đồng, PO gửi cho đối tác, khách hàng.
  • Phối hợp với sales để chăm sóc khách hàng.
  • Cập nhật thông tin vào hệ thống của doanh nghiệp
  • Có thể quản trị website như đăng bài và hình ảnh, video.
  • Đề xuất các chiến lược marketing để nâng cao nhận thức người dùng về thương hiệu công ty
  • Quản lý và đề xuất ngân sách cho các hoạt động Digital Marketing của các trung tâm
  • Định vị và phát triển thương hiệu sản phẩm, công ty trên Website, Forum, Facebook, Fanpage, TMĐT, Youtube…và các mạng xã hội khác.
  • Lập kế hoạch SEM, SEO, Google Adwords tối ưu hóa thứ hạng của website trên các trang tìm kiếm
  • Thống kê và phân tích từ khóa định kỳ
  • Triển khai quảng bá qua Email Marketing và Mobile Marketing, Media, GDN, Banner.
  •  Xây dựng, lên ý tưởng viết bài, trực tiếp triển khai chiến dịch chạy Quảng cáo Facebook Ads/Google Ads…
  • Lập báo cáo, đề xuất, khai thác và phát triển ý tưởng Quảng cáo.
  • Nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới của kênh Quảng cáo

*Bên trái là những vì trí mà phòng Marketing cần có. Bên phải là mô tả về công việc của phòng Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các nội dung cần biết khác

Chi phí cho marketing

Chi phí đầu tư cho máy móc, trang thiết bị, phòng ốc và tuyển dụng phòng Marketing chúng tôi sẽ không liệt kê ra đây vì sẽ tùy vào địa điểm và điều kiện của mỗi doanh nghiệp.

Vậy nên chi phí cho phòng Marketing tính cơ bản sẽ bao gồm lương thưởng nhân viên và ngân sách chạy quảng cáo, event.

Công thức: Chi phí Nhân viên + Chi phí quảng cáo = Chi phí Marketing

Như trình bày ở trên. Để thành lập phòng Marketing với điều kiện bình thường (lương sàn) thì sẽ cần 6 vị trí gồm:

  1. Trưởng nhóm Marketing: 15 -> 25 triệu
  2. Thiết kế: 12 -> 15 triệu
  3. Content: 8 -> 12 triệu
  4. Quản trị: 8 -> 12 triệu
  5. Digital Marketer: 12 -> 15 triệu
  6. Advertiser: 12 -> 15 triệu

Vậy tính ra tổng tiền cho 5 hoặc 6 vị trí trên. Bạn sẽ tốn chi phí nhân viên là từ 75 triệu cho đến 94 triệu đồng mỗi tháng chưa bao gồm các phụ cấp, thưởng lễ, tết, quốc khánh, sinh nhật.

Và tiền chạy quảng cáo sẽ tùy cào doanh nghiệp. Ví dụ để nuôi toàn bộ công ty ngân sách sẽ gấp 2 đến gấp 3 lần mức lương của phòng Marketing. Thì ngân sách sẽ tầm khoản từ 150 triệu cho đến 220 triệu đồng.

Vậy chi phí Marketing mỗi tháng sẽ từ 225 triệu cho đến trên 300 triệu đồng.

=> Đây cũng là lý do mà Phòng marketing thuê ngoài Manage.vn ra đời. Vì chi phí cho phòng Marketing thuê ngoài sẽ giảm đi rất nhiều. Giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có được đầy đủ bộ phận marketing với chi phí thấp nhất. Từ đó đầu tư vào những vấn đề khác để phát triển bền vững.

Tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các thuật ngữ thông dụng trong Digital Marketing mà bạn nên biết và sử dụng đúng mục đích

Trên các kênh diễn đàn rao vặt miễn phí đem lại nhiều tiện ích cho mỗi chúng ta, nó cho phép bạn quảng bá hình ảnh, giá cả các dịch vụ, sản phẩm đến một cộng đồng mạng rất lớn. Diễn đàn rao vặt miễn phí còn cho phép bạn chia sẽ những thông tin trên tất cả các lĩnh vực, thông qua trang diễn đàn rao vặt.

Vậy những thuật ngữ nào trong lĩnh vực này bạn cần biết?

1. Affiliate Marketing là gì? Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator&hellip áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng online  trên mạng.

2. Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)

3. Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, Admarket của Admicro…

4. Adwords – Google Adwords là gì: Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

5. Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.

6. Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.

7. Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.

8. Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử

9. Content – content Marketing – tiếp thị nội dung: thông điệp hay nội dung quảng cáo hay được dùng để quảng cáo, hay truyền tải đến khách hàng nhằm đạt được mục đích đã được định ra sẵn.

Digital Marketing sẽ là chiến lược marketing bán hàng hiệu quả nhất cho mọi doanh nghiệp

10. CTR – Click through Rate: Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.

11. CPA – Cost Per Action là gì: CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

12. CPC – Cost Per Click là gì: CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.

13. CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions) là gì?: CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

14. CPD – Cost Per Duration là gì: CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng&hellip. Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.

15. Contexual Advertising là gì: Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.

16. Click Fraud – Fraud Click là gì: Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

17. Content Networks: là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.

18. Conversion – Conversion Rate là gì: Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

19. Dimension: Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px

20. Doorway Page: Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

21. Demographics: Thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

22. Display Advertising là gì: Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

23. Geo Targeting/Geographic: Là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng

24. Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

25. Facebook Marketing: Marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên mạng xã hội Facebook

Marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên mạng xã hội Facebook

26. Facebook Post: Bài đăng trên Facebook. Có thể là lên tường facebook cá nhân hoặc trên fanpage

27. Facebook ads – facebook advertising: Quảng cáo trên facebook và sử dụng những dịch vụ mà facebook cung cấp.Hybrid Pricing Model: Là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).

28. Impression: là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.Keyword – Từ khoá: Khi bạn tìm bất cứ những thông tin nào bạn muốn hãy đánh vào công cụ tìm kiếm và sử dụng những từ khóa. Ví dụ bạn có thể dùng từ khóa “vietnam”, “vietnamese” hay “vietnam informations” để tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.

29. KPI – Key Performance Indicator: Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo. 

30. Landing Page: là một trang web (khác với 1 website) được tạo ra nhằm mục đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo, Landing Page có mục tiêu là chuyển đổi từ khách truy cập trở thành khách hàng thông qua Form đăng ký, Form liên hệ…, Ngoài ra Landing Page còn là thuật ngữ dùng chỉ trang đích của một chiến dịch SEO, hay quảng cáo Adwords, Quảng cáo banner…

31. Meta “Dscripetion” Tag – Thẻ Meta “Description”: Công cụ tìm kiếm cho phép bạn ở bất kỳ đây cũng có thể sử dụng từ 135 đến 395 ký tự trong thẻ Meta “Description”. Bởi vì ở đây chính là cái sẽ hiển thị site của bạn cho tất cả những người truy cập công cụ tìm kiếm và đảm bảo rằng 135 ký tự đầu sẽ hiển thị chính xác website của bạn. 

32. Meta “keywords” Tag – Thẻ Meta “từ khoá”: Đây chính là nơi chính xác cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn và cụm từ. Phần lớn những người truy cập công cụ tìm kiếm đôi khi gõ từ khoá sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.

33. Meta Tag – Thẻ Meta: Meta Tag: cung cấp các từ khoá và những thông tin cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ không nhìn thấy thông tin này nếu như họ không xem mã nguồn.

34. Newbie: là thuật ngữ có nghĩa là Người mới – Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà.

35. Online Marketing (Marketing Online là gì: Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing…

 Online Marketing

36. Organic Search Result: là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang “kết quả tìm kiếm” của Google.

37. Pageviews: Số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

38. Paid Listing: Thuật ngữ này thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.

39. PPC – Pay Per Click: tương tự như CPC

40. PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: tương tự như CPA

41. Payment Threshold: là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

42. Pop Up Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng không còn được áp dụng phổ biến.

43. Publisher: Thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Tại Việt Nam có nhiều publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Ngoisao.net, Zing…

44. ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

Chỉ số ROI – Return on Investment

45. SEM – Search Engine Marketing: Marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO

46. SEO – Search engine optimization: Tối ưu hoá (cho) động cơ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.

47. SERP – Search Engine Result Page: là trang kết quả tìm kiếm được hiển thị sau khi người dùng thực hiện một thao tác tìm kiếm.

48. Sitemap – Bản đồ/sơ đồ website: Có hai loại Sitemap:48.1. Sitemap dành cho Search Engine thường có định dạng sitemap.xml, giúp các Search Engine dễ dàng craw thông tin trên website. Sitemap dành cho người dùng giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tìm hiểu website.Social Media /

Social Marketing là gì: Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.Social Networks: là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:• Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…;• Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…• Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info…• Mạng kết bạn: Thegioibansi, Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn• Mạng cập nhật tin tức: Twitter, thegioibansi• Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến• Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Thế giới bán sỉ, Google hỏi đáp…• Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com…• Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks

49. SSL – Secure Socket Layer – Lớp bảo mật SSL: Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet.

50. Skycraper: Một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px

51. Unique Visitor là gì: Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.

52. Usability: Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.

53. Visit: Số lượt ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

54. Visitor: Số người ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

Bài viết về Marketing